TIÊU CHUẨN VIETGAB, GLOBALGAP THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
Tiêu chuẩn VietGab, GlobalGab quy định chất lượng thực phẩm.
Trước nhu cầu thực phẩm sạch của người tiêu dùng trong và ngoài nước, việc xuất khẩu thực phẩm sạch và an toàn là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam có 3 tiêu chuẩn nhằm đánh giá chất lượng cho nguồn thực phẩm xuất khẩu, đó là:
1. Tiêu chuẩn VietGAP ( Vietnamese Good Agricultural Practices) - Tiêu chuẩn thực hành tốt nông nghiệp ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng toàn cầu; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
4 tiêu chí chính của VietGAP:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất từ khâu chọn đất, giống, phân bón cho đến thu hoạch theo đúng quy định cụ thể cho từng lĩnh vực
- An toàn thực phẩm: Gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
- Môi trường làm việc: Mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm: Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap thường được gọi là thực phẩm sạch, đạt chất lượng tốt và an toàn vệ sinh. Sản phẩm được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được thừa nhận trên thị trường Việt Nam.
Thực phẩm xuất khẩu đảm bảo đóng gói, dán tem với đầy đủ thông tin.
2. Tiêu chuẩn GlobalGap (Global Good Agricultural Practice) – Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến toàn cầu.
GlobalGap được chính thức thông báo tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 8 tại Bangkok Thái Lan vào tháng 9/2007. GlobalGAP là bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu.
Tiêu chuẩn Global GAP đảm bảo các yếu tố sau:
- Mức độ an toàn, nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm
- Tính thân thiện với môi trường (sự đa dạng sinh học)
- Điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn lao động của người sản xuất
- Phương thức nuôi dưỡng và điều kiện sinh sống của vật nuôi
- Các tiêu chuẩn về “Quản lí cây trồng tổng hợp” (ICM), “Quản lí dịch hại tổng hợp” (IPC), “Hệ thống quản lí chất lượng” (QMS), và “Hệ thông phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” (HACCP).
Những loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP thường được gọi là thực phẩm an toàn. Sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP sẽ được nhận biết thông qua hệ thống định vị tọa độ địa lý toàn cầu, tham gia hệ thống dữ liệu toàn cầu, đảm bảo truy xét nguồn gốc nên có thể trở thành đối tượng của thương mại điện tử.
3. Tiêu chuẩn hữu cơ Organic"
Thực phẩm sạch hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng các phương pháp canh tác hữu cơ và phải đáp yêu cầu 5 yếu tố sau đây:
- Không dùng phân bón hóa học
- Không dùng hóa chất bảo vệ thực vật độc hại
- Không dùng chất kích thích tăng trưởng
- Không dùng hóa chất gây biến đổi gien
- Đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng
Thực phẩm hữu cơ Organic đang chiếm lợi thế trên thị trường tiêu dùng.
Những loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ (Organic) thường được gọi là sản phẩm sạch và an toàn.
Lợi ích của quy trình GAP:
1. Chứng minh với khách hàng (nhà bán lẻ, các thương nhân, nhà nhập khẩu) về việc các sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất tuân theo phương pháp sản xuất nông nghiệp tốt.
2. Tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
3. Đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường.
4. Gia tăng hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.
5. Áp dụng các quy trình để cải tiến liên tục.
6. Giảm các cuộc kiểm tra của bên thứ 2 đối với nông trại vì phần đông các nhà bán lẻ lớn chấp nhận chứng nhận này.
Có thể thấy rằng lợi ích của tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP mang lại trên thị trường Việt Nam là như nhau nhưng trên trường Quốc Tế, GlobalGAP mới là tiêu chuẩn được chấp nhận ở hầu hết các thị trường khó tính, giảm rủi ro khi xuất khẩu thực phẩm. Thêm vào đó, những doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sang Châu Âu và nhiều thị trường khác (Châu Á và Châu Mỹ) cần áp dụng theo các tiêu chuẩn sản xuất được xác định bởi chứng nhận Global Gap để mang đến hiệu quả cao, mở rộng giao thương hàng hóa Quốc tế.
Công ty cung cấp thực phẩm xuất khẩu uy tín tại Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy rằng việc xuất khẩu thực phẩm sạch phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước không phải là điều quá dễ dàng, nó phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm. Các tiêu chuẩn quy định chất lượng sạch như VietGAP, GlobalGAP, Organic…. chính là "công cụ" tiên tiến nhằm đảm bảo cho việc xuất khẩu thực phẩm Việt Nam ra thị trường Quốc tế một cách an toàn.
Quý khách đang tìm kiếm và lựa chọn nguồn cung cấp thực phẩm xuất khẩu đạt các tiêu chuẩn chất lượng sạch, hãy liên hệ công ty S1000Food để được Tư vấn hoàn toàn miễn phí. Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, sứ mệnh S1000FOOD cam kết đem đến sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, chuẩn nhất phục vụ đời sống, nâng cao chất lượng trong nước và mang thương hiệu của người Việt ra trường Quốc tế.
Thông tin Liên Hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THỰC PHẨM S1000
♦ Address: Trụ sở 1: Tầng 3, Tòa nhà Indochina, Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
♦ Hotline : 090 253 23 57 (Mr.Liêm)
♦ Email: s1000food@gmail.com
♦ Website: http://s1000food.com